100 sách văn học quốc tế hay nhất giai đoạn 1925-2025 – Danh sách của SPIEGEL được hình thành như thế nào?
Trích từ Der Spiegel số 13/2025
Làm thế nào để tuyển chọn ra 100 tác phẩm văn học tiêu biểu nhất trong vòng một thế kỷ? Một nhiệm vụ không thể có câu trả lời tuyệt đối khách quan, nhưng lại vô cùng thiết yếu nếu ta muốn làm sáng rõ mối quan hệ giữa văn chương và lịch sử, giữa trí tưởng tượng cá nhân và ký ức tập thể của nhân loại. Với tinh thần đó, ban biên tập văn học của DER SPIEGEL, cùng với một hội đồng gồm bốn chuyên gia nhiều kinh nghiệm, đã xây dựng danh sách 100 tác phẩm truyện hư cấu quốc tế nổi bật nhất trong giai đoạn 1925–2025 – công bố nhân dịp Hội sách Leipzig 2025.
Không giống như danh mục văn học Đức ngữ đã được SPIEGEL công bố vào năm ngoái, lần này, thử thách lớn hơn nhiều: thay vì chọn sách từ một ngôn ngữ duy nhất, hội đồng phải đi xuyên qua khu rừng rậm rạp và vô biên của văn học thế giới hiện đại, với muôn vàn hệ hình, những ngôn ngữ, truyền thống và bối cảnh văn hóa khác nhau. Điều này đòi hỏi không chỉ sự nhạy cảm thẩm mỹ, mà cả mối hiểu biết xuyên văn hóa.
Đó là lý do hội đồng tuyển chọn bao gồm những nhân vật học thuật và phê bình văn học có phạm vi nghiên cứu và ảnh hưởng đa dạng, trong đó có Eva Horn (giáo sư văn học và sinh thái), Michael Maar (nhà phê bình), Miryam Schellbach (nhà phê bình), Peter Sloterdijk (triết gia). Mặc dù phần lớn tác phẩm đến từ châu Âu và Bắc Mỹ (tổng cộng 72 tác phẩm), nhưng gần 30% danh sách đến từ Mỹ Latinh, châu Phi, châu Á và Caribê, cho thấy một nỗ lực rõ rệt nhằm vượt ra ngoài các trung tâm văn học quen thuộc.
Một số cuốn sách trong danh sách hiện không còn được phát hành, đây là một thực tế phổ biến với nhiều bản dịch văn học phi phương Tây. Tuy nhiên, đó không phải là lý do để loại ra khỏi danh sách. Ngược lại, chính sự vắng mặt của chúng trong thị trường xuất bản đại chúng là bằng chứng cho thấy vai trò thiết yếu của một danh mục điểm phạm (canon) có tính định hướng, chứ không chỉ mô tả lại những gì đang bán chạy.
Danh sách cũng thể hiện rõ những xu hướng quan trọng của văn học thế giới hiện đại:
Thể loại hư cấu truyền thống (truyện kể tuyến tính, nhân vật hư cấu) chỉ chiếm một phần nhỏ.
Tự truyện, hồi ký và văn học tự hư cấu (autofiction) chiếm tỷ lệ đáng kể.
Nhiều tác phẩm kết hợp chặt chẽ giữa văn chương và phản tư văn học, làm minh họa giả thuyết rằng văn học hiện đại cũng chính là lý thuyết văn học.
Điều gây chú ý là một số lượng không nhỏ các tiểu thuyết được đề cử là phiên bản tái hiện lại những câu chuyện đã được “kể” trước đó, đặc biệt là từ góc nhìn của trải nghiệm thuộc địa, chẳng hạn Người xa lạ (1942) của Albert Camus và Meursault, cuộc tái điều tra (2013) của Kamel Daoud. Mối quan hệ này còn xuyên suốt toàn bộ danh sách như một sợi chỉ liên văn bản — văn học Ả Rập, Ấn Độ hoặc vùng Caribe hiện đại cố gắng viết lại các tác phẩm có ảnh hưởng của các đế quốc thực dân.
Vì danh sách do Der Spiegel chọn lựa bao gồm những tác phẩm quốc tế, không nằm trong phạm vi Đức ngữ, nên ta không tìm thấy các tác giả Đức, Áo, hay Thụy Sĩ. Danh sách tác phẩm Đức ngữ nổi bật trong 100 năm trở lại đây đã được Der Spiegel công bố vào năm ngoái.
Đúng là der Spielgen, hehe. Riêng quãng trước Thế Chiến, danh sách không có Người Không Phẩm Chất của Robert Musil (chính nước Đức), cũng không có quyển nào của Robert Walser. Không có Petersburg của Andrei Bely - cuốn được Nabokov nằm lòng. Samuel Butler và Erewhon, và đặc biệt, Napoleon of notting hill của Chesterton
Ô, tác phẩm mới của Ocean Vương có trong danh sách