Em cảm ơn bài viết của anh. Cá nhân em là người đọc, cảm thấy khó khăn khi tìm tác phẩm dịch một cách có hệ thống, hoặc dịch một trào lưu để đọc, phải bỏ công chú ý nhà này ra quyển này, nhà kia ra quyển kia (cùng một trào lưu/cùng một tác giả), không có cách gì đọc theo hệ thống được. Trong khi đó, cũng không có ấn phẩm chủ đạo nào guide người đọc dạng kiến thức còn lủng nhiều chỗ như em (ví dụ như một tác phẩm thuộc cách viết đó có vài tác giả cùng dòng, hay thể nghiệm mới này bắt nguồn từ đâu... người đọc có thể tìm thêm gì từ di sản hay thừa kế của người viết mà nhà văn học theo... - vì điều này quan trọng trong cách hướng dẫn người đọc đến với những thể thức viết mới, đón nhận cách biểu đạt mới, hoặc biết tác giả viết theo trường phái gì). Vì sự khó khăn này, khi đứng trước 1 kệ sách văn học dịch trong nhà sách, em thường ko mua được vì không có bối cảnh để mình chọn lựa hay đón nhận.
Cảm ơn bạn đã chia sẻ. Cũng là người đọc, mình nghĩ để tìm được những cuốn phù hợp với mình, việc tự nhiên nhất cần làm (và không hề dễ dàng) là sục sạo: từ những bài viết trên tạp chí, từ những bài giới thiệu sách trên mạng, từ những comment trên Goodreads. Thế giới đọc trong tiếng Việt tương đối đã bị định hình và đơn giọng, vì thiếu các tạp chí giới thiệu văn chương và giọng văn mới. Đọc Văn nghệ quân đội hoặc Văn nghệ TP.HCM thì chẳng thà bạn đọc trên Substack còn nhiều thứ hay ho hơn. Văn học dịch trong nước cũng vậy, đã nhiều năm nay không còn thử những cái mới, và cứ như thế, độc giả ngày càng quen dần với sự đơn điệu hơn.
Có một dạo, một cuốn của Elfriede Jelinek được dịch, Tình ơi là tình thì phải (năm 2006), sách ra bị độc giả ném đá te tua vì không viết hoa đầu câu, trong khi độc giả không màng quan tâm đến chuyện là ở bản gốc tác giả cũng không viết hoa đầu câu. Đó là lối viết thử nghiệm, xoay quanh các nhân vật nữ trong một thế giới đầy tính nam. Hoặc tương tự, độc giả của văn học dịch sẽ quen dần với thứ văn phong mượt mà, trôi chảy; họ mặc định như thế là dịch hay và ổn; trong khi, văn hơi sống sượng một tí, họ càm ràm là dịch dở. Và sự đơn điệu nổi lên rõ ràng nhất là trong các kệ văn học dịch trong hiệu sách. Thế nên mình rất hiểu việc bạn vô nhà sách mà không chọn được cuốn sách dịch nào :)
Mình đọc vài bài trên Substack của bạn, thấy một số cuốn có vẻ hợp với văn phong của bạn (và sẽ giúp bổ túc thêm nếu bạn có ý định thể nghiệm). Chẳng hạn, Vòm rừng của Richard Powers (đã được dịch sang tiếng Việt). Hoặc tản văn-nhật ký Too much of life của Clarice Lispector; hoặc The little virtues và The city and the house của Natalia Ginzburg. Những cuốn này chưa được dịch, nhưng bạn tìm đọc thử xem. Hy vọng giúp ích!
Em cảm ơn bài viết của anh. Cá nhân em là người đọc, cảm thấy khó khăn khi tìm tác phẩm dịch một cách có hệ thống, hoặc dịch một trào lưu để đọc, phải bỏ công chú ý nhà này ra quyển này, nhà kia ra quyển kia (cùng một trào lưu/cùng một tác giả), không có cách gì đọc theo hệ thống được. Trong khi đó, cũng không có ấn phẩm chủ đạo nào guide người đọc dạng kiến thức còn lủng nhiều chỗ như em (ví dụ như một tác phẩm thuộc cách viết đó có vài tác giả cùng dòng, hay thể nghiệm mới này bắt nguồn từ đâu... người đọc có thể tìm thêm gì từ di sản hay thừa kế của người viết mà nhà văn học theo... - vì điều này quan trọng trong cách hướng dẫn người đọc đến với những thể thức viết mới, đón nhận cách biểu đạt mới, hoặc biết tác giả viết theo trường phái gì). Vì sự khó khăn này, khi đứng trước 1 kệ sách văn học dịch trong nhà sách, em thường ko mua được vì không có bối cảnh để mình chọn lựa hay đón nhận.
Cảm ơn bạn đã chia sẻ. Cũng là người đọc, mình nghĩ để tìm được những cuốn phù hợp với mình, việc tự nhiên nhất cần làm (và không hề dễ dàng) là sục sạo: từ những bài viết trên tạp chí, từ những bài giới thiệu sách trên mạng, từ những comment trên Goodreads. Thế giới đọc trong tiếng Việt tương đối đã bị định hình và đơn giọng, vì thiếu các tạp chí giới thiệu văn chương và giọng văn mới. Đọc Văn nghệ quân đội hoặc Văn nghệ TP.HCM thì chẳng thà bạn đọc trên Substack còn nhiều thứ hay ho hơn. Văn học dịch trong nước cũng vậy, đã nhiều năm nay không còn thử những cái mới, và cứ như thế, độc giả ngày càng quen dần với sự đơn điệu hơn.
Có một dạo, một cuốn của Elfriede Jelinek được dịch, Tình ơi là tình thì phải (năm 2006), sách ra bị độc giả ném đá te tua vì không viết hoa đầu câu, trong khi độc giả không màng quan tâm đến chuyện là ở bản gốc tác giả cũng không viết hoa đầu câu. Đó là lối viết thử nghiệm, xoay quanh các nhân vật nữ trong một thế giới đầy tính nam. Hoặc tương tự, độc giả của văn học dịch sẽ quen dần với thứ văn phong mượt mà, trôi chảy; họ mặc định như thế là dịch hay và ổn; trong khi, văn hơi sống sượng một tí, họ càm ràm là dịch dở. Và sự đơn điệu nổi lên rõ ràng nhất là trong các kệ văn học dịch trong hiệu sách. Thế nên mình rất hiểu việc bạn vô nhà sách mà không chọn được cuốn sách dịch nào :)
Mình đọc vài bài trên Substack của bạn, thấy một số cuốn có vẻ hợp với văn phong của bạn (và sẽ giúp bổ túc thêm nếu bạn có ý định thể nghiệm). Chẳng hạn, Vòm rừng của Richard Powers (đã được dịch sang tiếng Việt). Hoặc tản văn-nhật ký Too much of life của Clarice Lispector; hoặc The little virtues và The city and the house của Natalia Ginzburg. Những cuốn này chưa được dịch, nhưng bạn tìm đọc thử xem. Hy vọng giúp ích!